NHỮNG CÁCH ĐỂ HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG
Có đôi lúc ý tưởng sẽ bị mắc kẹt, rối tung, khó triển khai, vậy là một người làm trong lĩnh vực sáng tạo các bạn sẽ có những cách nào để ý tưởng được sản sinh, đâm chồi và nảy nở?
Dưới đây là 9 cách thông dụng mà bạn có thể áp dụng. Các bạn có thể tìm đọc thêm cuốn "Graphic Design THINKING: Beyond Brainstorming" của Ellen Lupton.
1-Brainstorming
2-Mind Mapping
3-Interview
4-Focus Group
5-Visual Research
6-Brand Matrix
7-Brand Books
8-Site Research
9-Creative Brief
Đây là cách mà đa số mọi người đều đang làm, dễ bị nhầm lẫn với Mind Mapping. Brainstorming được hiểu nôm na là phương pháp tấn công vấn đề một cách trực diện, giải quyết vấn đề dựa trên nhiều ý kiến khác nhau. Ở phương pháp này, cần một người điều phối, tóm tắt, note lại những ý kiến từ người tham gia lên bảng trắng sau đó tổng hợp và đưa ra kết quả cuối cùng.
Khác với Brainstoriming, Mind Mapping là phương pháp tất cả các thành viên tham gia đều được viết xuống tất cả những gì mình suy nghĩ, những ý tưởng dù là nhỏ hoặc điên rồ nhất.
Có nhiều dạng mind map cũng như cách phát triển mind map khác nhau như là: sơ đồ đám mây, sơ đồ hình cây, sơ đồ mạng nhện. Phương pháp phát triển phổ biến: rẽ nhánh, thuận - nghịch, mẹ con...
Có nhiều dạng mind map cũng như cách phát triển mind map khác nhau như là: sơ đồ đám mây, sơ đồ hình cây, sơ đồ mạng nhện. Phương pháp phát triển phổ biến: rẽ nhánh, thuận - nghịch, mẹ con...
Khi bắt đầu một dự án hoàn toàn mới, chưa có một insight gì về ngành hàng mà bạn sắp phải đối mặt, Interview là một trong những cách hữu ích để thu về những ý tưởng, những câu chuyện thú vị mà bạn có thể khai thác để phát triển. Thường Interview sẽ diễn ra 1-1 trong một không gian thường ngày để người được hỏi cảm thấy cởi mở. Người hỏi cũng nên có tư duy mở để đón nhận ý kiến một cách tích cực và có tư duy phân tích, tổng hợp để thông tin được sử dụng với mục đích hữu ích.
Những người bạn có thể phỏng vấn: clients (bạn có thể đặt những câu hỏi, những điều mà bạn chưa biết về ngành hàng, để client giúp bạn giải đáp một cách trực tiếp và hiệu quả), đồng nghiệp, bạn bè làm trong lĩnh vực đó...
Tìm và phỏng vấn đúng đối tượng cũng là một trong những kỹ năng bạn nên có để kết quả mang lại có ích cho những gì bạn đang tìm kiếm.
Những người bạn có thể phỏng vấn: clients (bạn có thể đặt những câu hỏi, những điều mà bạn chưa biết về ngành hàng, để client giúp bạn giải đáp một cách trực tiếp và hiệu quả), đồng nghiệp, bạn bè làm trong lĩnh vực đó...
Tìm và phỏng vấn đúng đối tượng cũng là một trong những kỹ năng bạn nên có để kết quả mang lại có ích cho những gì bạn đang tìm kiếm.
Focus Group được hiểu là buổi làm việc nhóm, nhằm đánh giá prototype, hoặc những research những plan bạn đang có. Có thể làm việc với đồng nghiệp, team hoặc khách hàng. Một số designer khá sợ phương pháp này vì đôi lúc idea bị giết trước khi đến được với khách hàng. Tuy nhiên nếu biết cách hỏi, điều phối và phân tích, bạn vẫn có thể thu được nhiều đóng góp có lợi, nâng tầm cho dự án của mình.
Visual research chính là quá trình tìm reference và lập moodboard mà bạn vẫn hay làm.
Khi làm visual research bạn có thể tìm kiếm về typeface, colours pallet, concept style, layout, key message, idea...
Khi làm visual research bạn có thể tìm kiếm về typeface, colours pallet, concept style, layout, key message, idea...
Brand Matrix là quá trình đánh giá dựa trên hệ trục toạ độ. Nói dễ hiểu trên hệ trục toạ độ x/y bạn đặt 2 giá trị đối lập ở hai đầu, sau đó sắp xếp các chủ thể ban muốn đánh giá vào hệ trục cuối cùng khoanh vùng và tìm ra phương pháp. Để nói về phương pháp này, nếu các bạn muốn biết, like hình này để mình viết một bài phân tích cụ thể hơn.
Nhưng trước hết mình sẽ ví dụ một số giá trị đối lập bạn có thể thiết lập trên hệ toạ độ như sau: low<>high (Price), low<>high (value), traditional <> modern, east <> west, formal <> casual...
Nhưng trước hết mình sẽ ví dụ một số giá trị đối lập bạn có thể thiết lập trên hệ toạ độ như sau: low<>high (Price), low<>high (value), traditional <> modern, east <> west, formal <> casual...
Brand Books có thể hiểu như một cuốn brand guidline nhưng rộng hơn. Brand Guidline tập trung vào quy chuẩn nhận diện thương hiệu, Brand Books bao gồm cả câu chuyện thương hiệu, hành trình sản phẩm... Khi bắt đầu một dự án cho một brand nào bất kỳ, bạn nên bắt đầu bằng việt đọc Brand Books của nhãn hàng để có thể hiểu và cảm được khách hàng của mình.
Có thể sau khi đọc Brand Books nếu vẫn chưa hiều, cảm được khách hàng thì đến thăm văn phòng, nhà máy hoặc trải nghiệm sản phẩm của khách hàng cũng sẽ giúp ban có thêm cảm hứng và insight một cách sâu sắc hơn.
Cuối cùng là Creative Brief, đôi khi clients sẽ không thực sự biết họ muốn gì, hoặc không biết một brief hiệu quả là như thế nào. Team sáng tạo sẽ phải tự tạo ra một brief chi tiết hơn, lý tưởng hơn để giúp team có thể hiểu và giải quyết vấn đề một cách trực diện hơn.
Viết và thiết kế hình ảnh: Tuyền Lâm